Chăm sóc Mỏm cụt
Rửa mỏm cụt hàng ngày với xà phòng và nước, rửa sạch và lau khô cẩn thận. Không ngâm chân quá lâu trong nước để tránh bề mặt da úng nước. Sauk khi tắm phải lau mỏm cụt thật khô sau đó mới đi chân giả.
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều trong ngày, nên tháo chân, rửa mỏm cụt sạch và lau khô sau đó mang chân lại, nếu chân thường xuyên ra mồ hôi nhiều nên gặp bác sỹ để khám và tư vấn nên sử dụng loại thuốc chống ra mồ hôi, tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định và kiểm tra định kỳ,
Không nên cạo lông chân hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho mỏm cụt.
Trước khi đi chân giả nên kiểm tra phần ổ mỏm cụt, bao mỏm cụt, tất để tránh dính các vật cứng, sắc nhọn gây đau, trong các trường hợp phát hiện mỏm cụt bị sưng tấy, dị ứng, phồng rộp bạn nên ngưng sử dụng chân và nhờ bác sỹ, Kỹ thuật viên chân giả khám kiểm tra phát hiện nguyên nhân và điều trị, trong thời gian điều trị các vấn đề nảy sinh, để tránh mỏm cụt bị phù nề hoặc giữ nước to ra bạn nên sử dụng băng thun hoặc tất chun giãn,
Bất kỳ thay đổi nào về trong trọng lượng cơ thể, sẽ làm thay đổi sự phù hợp của chân giả. Nếu vì một lý do nào đó bạn bị giảm hoặc tăng cân, bạn nên mang chân giả đến để kiểm tra và điều chỉnh