Nẹp chi dưới
GIỚI THIỆU
Nẹp chỉnh hình là dụng cụ trợ giúp và điều trị, nhằm mục đích phục hồi chức năng hoặc hỗ trợ các chức năng bị ảnh hưởng,hay tổn thất của bộ máy vận động của con Người
Tên của nẹp được xác định theo các mốc giải phẫu
- Nẹp bàn( nẹp trong phạm vi bàn chân)
- Nẹp khớp mắt cá( Nẹp trong phạm vi từ trên khớp mắt cá đến và bàn chân)
- Nẹp gối ( nẹp từ cẳng chân đến đùi)
- Nẹp hông( Nẹp từ đùi đến vùng hông)
- Trọng trường hợp nẹp đi qua nhiều mốc giải phẫu tên của nẹp sẽ được gọi gộp các mốc giải phẫu
1, NẸP ĐÙI, HÔNG
Nẹp đùi được sử dụng nhằm trợ giúp bên chân suy giảm chức năng do nguyên nhân thần kinh, cơ , khớp, hoặc dây chằng.
Có thể thiết kế nhiều loại nẹp với nhiều loại vật liệu khác nhau.
Khớp gối có thể khóa hoặc điều chỉnh được
Một bộ phận đỡ ụ ngồi có thể được thiết kế với nẹp nhằm giảm tải cho chân dưới sức nặng của trọng lượng cơ thể.
Có loại nẹp lớn dùng cho cả hai chân.
Chị định: Thiếu cơ chi dưới có kết hợp hoặc không một suy giảm chức năng do nguyên nhân thần kinh:
– Di chứng bại liệt
– Liệt nửa người
– Các bệnh về cơ
2, NẸP GỐI
Nẹp gối được dùng để kiểm soát sự không ổn định của khớp gối (dãn dây chằng) hoặc để bảo vệ khớp gối chống lại các vận động sai lệch tư thế (bong gân, gãy xương, săn sóc sau phẫu thuật…)
Các loại nẹp đầu gối được thiết kế theo số đo của bệnh nhân, vẫn cho phép bệnh nhân tham gia các hoạt động thể thao ở mức độ cao.
Các khớp nẹp có thể chỉnh được nhằm giới hạn biên độ khớp gối.
Chỉ định:
– Bảo vệ sau phẫu thuật tái tạo dây chằng
– Bong gân thể nặng
– Dãn dây chằng mãn tính
– Gãy mâm xương chày
– Các bệnh về cơ…
3, NẸP KHỚP MẮT CÁ
Nẹp từ bắp chân đến bàn chân được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến các cơ nâng bàn chân gây bàn chân bị biến dạng.
Nẹp nâng bàn chân sẽ khắc phục tư thế này được đặt trong giầy dép đi bình thường của bệnh nhân, nó vẫn cho phép duy trì một các đơn giản mà hiệu quả khớp mắt cá.
Chỉ định: Suy yếu các cơ nâng bàn chân không có dị tật kết hợp
– Di chứng liệt nửa người nhẹ
– Liệt dây thần kinh ESP
– Xơ cứng trong giai đoạn đầu liệt mềm
4, NẸP BÀN
Nẹp bàn được chỉ định nhằm hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sau
Suy yếu cơ phần bàn chân
Chịu tải quá mức của bàn chân
Các biến dạng của bàn chân
Chỉ định Phân bố lại các lực tác động lên gan bàn chân
Nắn chỉnh các sai lệch tư thế
Bất động các khớp bàn bị đau, cân bằng ngắn chân và đệm lót các teo cơ phần mềm
Bàn chân bẹt:
Hội chứng bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt là bàn chân không bình thường, bị thay đổi cấu trúc của toàn bộ khối Xương cổ chân. nhìn từ phía sau trục của khớp cổ chân vẹo ngoài, phía bên gan bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất
Biểu hiện bàn chân bẹt khi đi?
Bàn chân tiếp đất hoàn toàn sẽ gây ra tiếng động, không đi được nhanh và quãng đường dài, và hay bị ngã.
Độ tuổi để phân biệt bàn chân bẹt?
Sau khi sinh hầu hết các cháu đều có biểu hiện nhẹ bàn chân bẹt cho đến 3- 4 tuổi mới biết được bàn chân có bị bẹt hay không
Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
Nếu bị nặng hoặc bẹt 1 bên chân sẽ làm cho hai chi không bằng nhau, khung chậu bị nghiên qua bên và gây vẹo cột sống
Tuy nhiên bàn chân bẹt không quá nguy hiểm nếu phát hiện kịp thời để điều trị.
Nguyên nhân:
Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.
Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.
Gãy xương, mắc một số bệnh lý khớp mạn tính hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì, đái tháo đường, người cao tuổi và mang thai là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.
Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số mắc chứng bàn chân bẹt tùy theo cấp độ, có hoặc không kèm theo giãn hoặc rách gân cơ chày sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng.
Nhận biết trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt
Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt, nhưng từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân sẽ bắt đầu được hình thành, vì vậy bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi trẻ lên 3 tuổi, bằng cách:
Cách 1:
Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc nền gạch sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.
Cách 2:
Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Cách 3:
Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Những ảnh hưởng và biến chứng của hội chứng Bàn chân Bẹt
Người có bàn chân bẹt khi đi lại thì phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, dần dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng. Khi vận động chạy nhảy hoặc chơi thể thao, họ dễ bị té hoặc gặp chấn thương vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp như:
Gây nên tình trạng biến dạng cho hệ xương khớp: Bàn chân có cấu tạo quay sấp quá mức, hoặc gót chân có biểu hiện vẹo ngoài sẽ làm thay đổi toàn bộ ở trục chi dưới, điều này sẽ dẫn đến tình trạng cẳng chân xoay vào trong và đầu gối di chuyển vào bên trong.
Làm lệch trục cột sống khiến người bệnh đau nhức liên tục kéo dài như tình trạng đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng và cổ.
Xuất hiện cấu trúc bất thường ở ngón chân cái như là ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh đau gót chân, viêm cân gan chân.
Ngoài ra khiến dáng đi cũng xấu đi, bước chân vận động chậm lại nặng nề, thiếu tự tin có thể trở thành bị dị tật sau này.
Trẻ luôn trong tình trạng bị stress: trẻ thường hay cáu gắt, mệt mỏi, hay biếng ăn làm chậm quá trình trao đổi chất … do cơ thể trẻ đang trong trạng thái không được cân bằng.
Khám bàn chân bẹt ở trẻ từ sớm giúp việc điều trị đơn giản hơn
Cha mẹ nên đưa con đi khám nếu phát hiện triệu chứng đặc thù như trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Việc chữa bàn chân bẹt tốt nhất là khi trẻ ở độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.
Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không phẫu thuật với đế giày chỉnh hình y khoa sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt ở trẻ em. Đây là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt đo trên bàn chân của từng trẻ, miếng lót này giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ xương khớp trở về đúng trục.
Đế chỉnh hình này có thể được lót dưới hầu hết các loại giày dép thông dụng của trẻ và được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày, mỗi khi bàn chân của trẻ phải chịu lực. Đi đế giày chỉnh hình thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2 – 7 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn.
Tùy vào mức độ bẹt của bàn chân để CHỈ ĐỊNH cho Bệnh nhân sử dụng Sơmen mềm hay Sơ men cứng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
Từ sau giai đoạn này cho đến khi trẻ đủ 12 tuổi, việc tạo vòm chân mang lại hiệu quả cải thiện thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn. Ở người trưởng thành, việc sử dụng đế chỉnh hình chỉ có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp… nhưng không thể tạo vòm chân được nữa và bệnh nhân cần mang đế chỉnh hình suốt đời