Mục đích của việc tập mỏm cụt trước khi lắp chân, tay giả?

• Mục đích của tập mỏm cụt nhằm làm tăng sức mạnh cơ bắp và duy trì tầm cử động của các khớp. Chống sẹo dính, giảm phù nề mỏm cụt và các tật bệnh thứ phát. Giảm đau phòng ngừa hội chứng chi ma và đau chi ma. Nội dung bao gồm:
+ Tuỳ theo mức cắt cụt, bệnh nhân cần được hướng dẫn chủ động tập các cử động chính của các khớp phía trên.
+ Khi có hạn chế tầm cử động do cơ bị co rút, cần áp dụng tập thụ động nhằm kéo dãn gân cơ bị co rút và các phần mềm khác. Đặc biệt là các mỏm cụt ngắn.
+ Khi cơ đã đủ mạnh cần tập chủ động với sức đề kháng, nhằm tăng sức mạnh của mỏm cụt.
• Trước khi áp dụng chương trình, bệnh nhân cần chuẩn bị:
+ Chuẩn bị bàn tập, giường tập với các thiết bị hỗ trợ tập luyện: Như dây neo, bu ly ròng rọc, tạ hay các vật nặng có trong lượng khác nhau, dùng làm vật kháng.
+ Chuẩn bị gối và các vật kê đỡ khi cần.
+ Chuẩn bị một bản hướng dẫn các bài tập cụ thể cho từng vùng, từng khớp và từng cử động riêng biệt. Ví dụ như: Tập gấp, duỗi, dạng, khép và xoay trong và xuay ngoài khớp hông ( đối với cắt cụt đùi ) Tập các cử động: Gấp và duỗi gối ( đối với cắt cụt cẳng chân ), ứng với mỗi cử động cần lưu ý ( Vị thế bệnh nhân, vị thế của chi và khớp, vị thế của người trợ giúp cũng như các bước tiến hành, cách thức theo dõi và đánh giá kết quả. Những sai sót có thể và cách uốn nắn ) Tất cả phải do vật lý trị liệu viên hướng dẫn, trước khi gia đình và bệnh nhân tự tiến hành. Khi cần, nhất là khi có những bất thường, phải ngưng tập luyện, phải báo cáo cho Bs điều trị hoặc kỹ thuật viên lý liệu để được chỉ dẫn.