Treo gắn chân giả dưới gối

Treo gắn là một bộ phận rất quan trọng của chân giả và ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng khác của chân giả và ảnh hưởng tới quá trình đi chân giả của người cụt chi.

Treo gắn luôn được chỉ định chính xác theo từng thiết kế và từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Mặc dù vậy treo găn luôn phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau
– treo bám chắc chắn giữ chân giả và ổ mỏm cụt ( không bị tụt, xoay trong khi đi)
– treo gắn không gây cản trở tầm vận động của khớp ( đứng, ngồi)
– êm ái không gây đau trong quá trình đi chân
– lưu thông máu không bị ảnh hưởng gây teo mỏm cụt
– có tính thẩm mỹ cao
– thuận tiện cho việc mang vào tháo ra
dưới đây chúng tôi xin phép được đưa ra một số phương pháp treo gắn để quý vị có thể hiểu thêm về các hệ thống treo gắn của chân giả dưới gối
Treo bám bằng bao đùi
Đây là phương pháp treo gắn truyền thống, chân giả luôn có thiết kế thêm bao da ôm lây toàn bộ đùi, bao da này lien kết với phần cẳng chân qua hai thanh nẹp gối,
Thiết kế này chỉ phù hợp cho mỏm cụt rất ngắn trên 4 cm hoặc những trường hợp tổn thương dây chằng gối, hoặc những trường hợp bệnh có tuổi cao hoặc bệnh lâu ngày cần sự ổn định cao cho khớp gối
Ưu điểm: Tạo sự chắc chắn cho khớp gối
Nhược điểm:
-Thiết kế cồng kềnh giảm tính thẩm mỹ cho của chân giả
-Trọng lượng nặng
-Mang vào tháo ra phức tạp
-Gây teo cơ do ảnh hưởng đến lưu thông máu
Treo gắn bằng dây đeo chữ K hoặc số 8
Chân dưới gối thiết kế với dây đeo số 8 hoặc chữ K cũng là một thiết kế treo bám truyền thống, thiết kế này tương đối đơn giản, dây đeo số 8 hoặc chữ K thường được làm từ da, dây này được bắt với hai vít đầu ruồi bắt sẵn ở thành trong và thành ngoài của ổ mỏm cụt, người đi chân giả có thể điều chỉnh độ rộng chặt của dây đeo bằng cách đột nhiều lỗ trên dây

Ưu điểm: thiết kế đơn giản dễ thay thế
Nhược điểm :- treo bám này luôn để lại hiện tượng bit tông khi đi chân
– hạn chế khả năng gấp gối
– gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu gây teo cơ mỏm cụt
 
Treo bám ôm trên lồi cầu
Thiết kế này dựa vào hình dáng giải phẫu của lồi cầu xương đùi để tạo ngoàm ôm lấy mỏm cụt thiết kế này đòi hỏi các chuyên gia chỉnh hình phải đo chính xác kich thước và hình dáng của lồi cầu xương đùi
Ưu điểm :
– thiết kế đơn giản,
– tăng tính ổn đinh cho khớp gối
– không gây cản trở cho tuần hoàn máu
Nhược điểm :
– Yêu cầu gia công chính xác
– thành trong và thành ngoài thường nhô cao khi ngồi

Treo bám bằng bao silicon kết hợp với khóa chốt
Có thể nói đây là một trong những phương pháp treo gắn tiến nhất, bao silicon có chức năng bám giữ toàn bộ bề mặt mỏm cụt kết hợp với phần khóa chốt giúp giữ chặt bao silicon với các phần còn lại của chân giả
Ưu điểm :- bám giữ mỏm cụt chặt chống hiện tượng xoay, pit tông
– êm ái khi đi đi chân
– tiếp xúc toàn phần giảm tải trọng giảm áp lực cục bộ lên các phần nhạy cảm
– trợ giúp tuần hoàn máu tốt hơn
– không gây ảnh hưởng đến tầm vận động của khớp gối
– thuận tiện mang vao tháo ra- thẩm mỹ cao
Nhược điểm:- giá thành

 

Treo bám với bơm hút âm tính
Hamony là hệ thống bơm áp lực âm tính kết hợp với một lớp lót mềm polyurethane. Hệ thống này có chức năng làm giảm lượng không khí giữa lót mềm và ổ mỏm cụt. Điều này đạt được thông qua việc sử dụng một bơm và van xả. Hệ thống này được kích hoạt cho mỗi bước đi, có thể bằng bơm cơ học hoặc bằng bộ cảm biến điện tử để điều hòa áp lực âm tính đủ để tạo sự bám giữ chặt giữ lót mềm và ổ mỏm cụt
Hệ thống này có khả năng điều chỉnh thể tích của mỏm cụt và đồng thời cải thiện lưu thông máu. Độ bám dính cao cải thiện cảm nhận phản hồi từ mặt đất. Người đi chân giả cảm thấy những gì đang xảy ra dưới bàn chân giả của mình. Điều này làm tăng an toàn trong khi người đi chân giả trên những địa hình không bằng phẳng.

Treo gắn bằng Nam châm
Đây là phương pháp hoàn toàn mới, hệ thống bao gồm một Nam châm điện đươc được gắn phía đầu dưới của ổ mỏm cụt, và phần tiếp xúc còn lại gắn trên bao mỏm cụt silicon. Hệ thống này có thể tạo ra lực treo bám đủ để nhấc được trọng lượng khoảng 20 kg.Phương pháp treo gắn này khá thuận tiện cho việc mang vào tháo ra.

 

Share
Liên hệ