Cách băng mỏm cụt hàng ngày?

Xin hướng dẫn cách ép bằng băng thun và theo dõi sự co hồi độ lớn của mỏm cụt?

Băng mỏm cụt:
+ Dùng các loại băng thun có tính năng đàn hồi tốt với vài kích thước khác nhau, thích hợp cho việc sử dụng đối với từng loại mỏm cụt.
+ Kỹ thuật băng: băng theo hình số tám, không băng vòng tròn tránh mỏm cụt bị bó chẹt kiểu ga-rô, dẫn đế thiếu máu nuôi dưỡng và phù nề mỏm cụt.
+ Băng phải áp dụng đúng các bước: Lớp1 (che phủ), lớp 2 )cố định), lớp 3 (băng ép), lớp 4 tiếp tục băng ép, lớp cuối cùng cố định và kết thúc băng.
+ Lực đè ép: Tăng sức ép từ đầu xa mỏm cụt và lỏng dần áp lực dần về phía gốc chi. Các lớp băng ép cũng phải đều đặn và phân bố đều các phía và trên toàn bộ bề mặt mỏm cụt, Tránh chèn ép cục bộ.
• Băng mỏm cụt phải băng hàng ngày và băng thường xuyên, băng đúng cách.
• Mỗi lần tháo băng thun ra, ngay lập tức dùng thước dây đo chu vi của mỏm cụt để theo dõi kết quả co hồi mỏm cụt.

Cách quân băng chun cho mỏm cụt cắt ngang xương chày

 

Cách quấn băng chun cho mỏm cụt cắt ngang xương đùi

• Muốn có kết quả chính xác ta cần: Băng đúng cách, băng và tháo băng đúng giờ, tiến hành lấy số đo mỏm cụt trên các mốc đo thống nhất cùng thời điểm. Sau 3 ngày liền tiến hành đánh giá, kết quả trên thể hiện số đo chu vi mỏm cụt tại các mức đo có kết quả hằng định. Đó là kết quả tốt, đủ điều kiện đưa ra chỉ định lắp chân chính thức cho bệnh nhân.
• Theo định kỳ, băng cũng cần vệ sinh, Giặt băng bằng xà phòng nhẹ. Không dùng nước nóng. Không vò nhàu nát băng. Không vắt, Phơi băng trên nền phảng ngang, tránh kéo dãn. Phơi băng thun ở khu vực râm mát, thoáng đãng tránh phơi nắng, sấy nhiệt v v…
Chú Ý
1.Tất cả các lượt băng phải được quấn chéo. Không quấn băng vòng tròn, bởi điều này sẽ hạn chế lưu thông máu đến đầu xa của mỏm cụt và có thể gây phù nề hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.
2. Khi quấn bang áp lực phải được quấn chặt từ đầu cuối mỏm cụt và áp lực nhẹ dần khi đi lên trên. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu bó chặt phía trên lỏng phía dưới sẽ gây tụ máu gây phù nề hoặc các tổn hại khác cho mỏm cụt.
3. Toàn bộ bề mặt cần được phủ kín bang thun, các khớp có thể hạn chế băng Điều này cho phép các khớp tự do vận động.
4. Nếu băng trở nên lỏng hoặc quá chặt, băng thun nên được tháo ra và quấn lại cho chính xác
Băng thun nên tháo ra và băng lại khoảng 4-5 lần trong ngày, tháo ră băng lại trước khi đi ngủ Băng thun cần được quấn 24/24 trước khi đi chân giả.
5 Nếu là bị cặt cụt ngang xươn đùi băng thun cần đươc quấn trên nếp nằn mông, ngoài ra cũng cần một vài vòng ngang hông để giữ.
6. Không quấn băng thun quá chặt gây đau, gây hạn chế tuần hoàn máu.
7. Chỉ quấn băng thu khi mỏm cụt duỗi thẳng, tránh gây ra các co cứng gấp, sai tư thế cho các khớp

Share
Liên hệ